sinh thái quần thể
Quiz by Duyen Tran
Feel free to use or edit a copy
includes Teacher and Student dashboards
Measure skillsfrom any curriculum
Tag the questions with any skills you have. Your dashboard will track each student's mastery of each skill.
- edit the questions
- save a copy for later
- start a class game
- automatically assign follow-up activities based on students’ scores
- assign as homework
- share a link with colleagues
- print as a bubble sheet
- Q1
Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ?
Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định.
Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
30s - Q2
Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
hợp tác.
hỗ trợ cùng loài.
cạnh tranh cùng loài.
hội sinh.
30s - Q3
Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Quan hệ cạnh tranh không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên.
Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
30s - Q4
Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
Cạnh tranh gay gắt dẫn đến những cá thể yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể.
Cạnh tranh chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
Cạnh tranh cùng loài có thể là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
30s - Q5
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
Mức sinh sản của quần thể giảm.
Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
30s - Q6
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định,không thay đổi theo mùa, theo năm.
30s - Q7
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
30s - Q8
trả lời câu hỏi dưới đây
Quần thể IV.
Quần thể II.
Quần thể III.
Quần thể I.
30s - Q9
Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
Kích thước quần thể.
Nhóm tuổi (còn gọi là cấu trúc tuổi).
Thành phần loài.
Mật độ cá thể.
30s - Q10
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
30s - Q11
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
30s - Q12
Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
30s - Q13
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn,tuổi thọ lớn.
cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
30s - Q14
Quan sát hình ảnh. Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C
III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
1
2
3
4
30s - Q15
Kích thước của một quần thể không phải là
tổng sinh khối của nó.
kích thước nơi nó sống.
năng lượng tích luỹ trong nó.
tổng số cá thể của nó.
30s